Ngày 19.3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
Văn bản nêu rõ thời gian qua, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục đã được chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định.
Tuy nhiên, tại một số cơ sở giáo dục vẫn để xảy ra tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lây qua đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh, uy tín của nhà trường, gây lo lắng cho gia đình học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở GDĐT phối hợp với sở y tế và các cơ quan liên quan tại địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm.
Trong đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: Chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, tuân thủ quy trình giao nhận, lưu mẫu thực phẩm theo quy định.
Tăng cường vệ sinh trường học để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong trường học.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi…
Đồng thời, Bộ GDĐT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát của ngành giáo dục, ngành y tế, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giám sát công tác vệ sinh trường học.
Phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh.
Những ngày qua, hàng nghìn phụ huynh ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đã ồ ạt đưa con lên Hà Nội để xét nghiệm sán lợn.
Việc này diễn ra trong bối cảnh trước đó phụ huynh “tố” Trường Mầm non Thanh Khương sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh chế biến cho trẻ.
Đặc biệt, Cty cung cấp thực phẩm của Trường Mầm non Thanh Khương còn cung cấp cho gần 20 trường khác ở huyện Thuận Thành.
Một số trẻ ở các trường trên địa bàn khi đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với sán lợn, đã khiến các phụ huynh khác lo lắng.
Tính từ 12.3 đến nay đã có hơn 200 trẻ/gần 2000 trẻ ở Bắc Ninh có kết quả dương tính với sán lợn.
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
Năm học 2018 – 2019 vừa bắt đầu, là thời điểm tập trung học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện về trường THPT Tràm chim.
Do đó công tác VSATTP trường học cũng cần được quan tâm một cách hết sức cần thiết
I. Những vấn đề cần biết về bệnh
1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
– Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
– Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
– An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm
vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
- Sự bùng nổ dân số: làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là những hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.
3. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
– Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
– Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
– Do quá trình chế biến không đúng:
+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.
+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
+ Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.
+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
– Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
+ Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.
+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
+ Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.
4. Tác hại ngộ độc thực phẩm
– Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…
– Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
– Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
– Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu…
Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).
+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày – 01 tháng
+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 – 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7tuổi và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.
Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ
5. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm
– Vệ sinh cá nhân.
– Vệ sinh môi trường.
– Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.
– Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).
– Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩam tìa, cốc… phải được rửa sạch.
– Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
– Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ…).
– Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.
6. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
– Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
– Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
– Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Truyền thông 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chon thực phẩm an toàn, xanh tươi, rau quả ăn sống phải được ngâm rử bằng nước sạch, quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh nếu để tan đá rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
- Nấu chín kỹ thức ăn hoàn toàn và phải đảm bảo nhiệt độ trên 70º C
- Hãy ăn ngay khi vừa nấu ăn xong, thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm
- Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng cần phải có độ nóng trên 60º C, hoặc lạnh dưới 10ºC Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
- Các thức ăn chín dùng lại trong 5 tiếng , cần phải đun kỹ
- Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn ( dao, thớt .)
- Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn, nếu bàn tay bị vết thương , hãy băng kỹ vết thương lại trước khi chế biến.
- Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nên bất kỳ mặt nào của dụng cụ dùng để chế biến cũng phải được sạch sẽ, khăn lau bát đĩa cần phải được luộc vối nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác , giữ thực phẩm ở nhiệt độ 75ºC trong hộp kín, lồng bàn, tủ chén, đó là cách bảo vệ tốt nhất khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phãi được giặt sạch sẽ lại trước khi sử dụng.
- Sử dụng nguồn nước an toàn, không màu, không mùi, không vị lạ, và không mầm bệnh, hãy đun nước sôi, khi làm đá uồng, đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Liên tục các trường học để xảy ra các vụ việc mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong những ngày gần đây. Điều này khiến rất nhiều cha mẹ đặt ra câu hỏi và thắc mắc. Vì sao thực phẩm ‘bẩn’ lại có thể dễ dàng lọt vào trong trường học?
Cùng chúng tôi tìm hiểu về việc an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Phó mặt cho các cơ sở kinh doanh
Trong vụ việc ngộ độc thực phẩm tại Trường Mầm non Xuân Nộn (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) khiến hơn 200 trẻ mầm non & nhiều giáo viên nhập viện.
Kết quả xét nghiệm từ 13 mẫu thức ăn cho thấy, có 1 mẫu bánh ngọt chứa vi khuẩn Salmonella. Đã gây nhiễm trùng đường ruột, nóng, sốt, đau bụng tiêu chảy…
Loại bánh này do Công ty thực phẩm Bảo An cung cấp trực tiếp cho nhà trường. Tuy nhiên loại bánh này lại do Công ty Cổ phần SX & thương mại Nguyên Cát (ở Phố Và, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh) sản xuất.
Điều đáng nói ở đây, sau khi kiểm tra thực tế hoạt động của công ty Nguyên Cát. Các điều kiện sản xuất ở đây hoàn toàn không bảo đảm. Và không phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ta thấy rằng, ngay từ khâu đầu vào của thực phẩm đã không rõ ràng nguồn gốc và ô nhiễm, tiêu chí an toàn thực phẩm còn đâu? Tuy nhiên, dưới nhãn mác an toàn thực phẩm của Công ty thực phẩm Bảo An, số lượng bánh nhiễm khuẩn vẫn lọt vào trường một cách dễ dàng & gây ra vụ ngộ độc kinh hoàng cho hàng trăm trẻ em.
Đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc diễn ra
“Trách nhiệm thuộc về ai ?” Câu hỏi này luôn được đặt ra mỗi khi xảy ra vụ việc mất ATTP. Tất nhiên tại các trường học thì trách nhiệm sẽ thuộc về người đứng đầu đơn vị là hiệu trưởng.
Có một điều đáng nói là, cứ mỗi khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường học. Các cơ quan của ngành giáo dục đều khẳng định “sẽ siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra trực tiếp tại các trường”.
Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà bếp & cơ sở sản xuất thức ăn để cung cấp cho nhà trường
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu khẳng định này sẽ duy trì trong bao lâu. Hay khi sự việc lắng xuống, việc “siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra trực tiếp” cũng sẽ lại bị lãng quên.
Nhất là khi thực tế, công tác kiểm tra tổ chức bán – nội trú cho học sinh vẫn được tiến hành & luôn được kết luận là “đúng quy trình, đảm bảo chất lượng”.
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự việc kiểm tra an toàn thực phẩm trường học của những chủ thể có thẩm quyền trong một thời gian xác định nào đó.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG HỌC
(Số:………../BB-……..)
– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Hôm nay, vào hồi ….giờ ….phút, ngày…… tháng….. năm……, tại……………………. nhằm thực hiện………………. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm trường học………… chúng tôi gồm:
1./Ông………………………… Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Chức vụ:…………………………………..
2./Bà…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Chức vụ:…………………………………..
Thành lập…………… kiểm tra an toàn thực phẩm tại……………… trường…………….
Địa chỉ:…………………………………………………………..
Số điện thoại:……………………………. Số Fax:………….
Đại diện trường:…………………………….. Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Căn cứ đại diện:…………………………
Với nội dung sau:
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
(Phần này bạn trình bày nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm diễn ra tại trường)
Sau quá trình kiểm tra,……… quyết định đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm của trường học…………….. như sau:
STT | Nội dung đánh giá | Đạt | Không đạt | Ghi chú |
(Tùy thuộc vào nội dung đánh giá mà bạn có thể đưa ra những thông tin để tính mức độ đánh giá)
Nội dung khác (nếu có):………………………………………..
Kết luận, kiến nghị và xử lý:
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Sau khi đọc lại Biên bản này, các bên tham gia làm việc cùng ký tên đồng ý về nội dung Biên bản này và không có ý kiến gì khác.
Biên bản này được lập thành…. bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…. bản để…………….
Đại diện trường học(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) | Chủ thể kiểm tra(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Các vấn đề cần quan tâm để phòng ngộ độc thực phẩm
1/ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, nhất là ăn bốc.
2/ Ăn chín uống sôi.
3/ Phòng ngộ độc thực phẩm bởi phẩm màu độc hại. Nếu có màu sắc quá lòe loẹt trong thức ăn tuyệt đối không sử dụng
4/ Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: Rau, củ, quả tươi, thức ăn sống. Phải được rửa lại nhiều lần với nước pha muối loãng. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch. Không sử dụng các loại thực phẩm, rau, quả, củ có dấu hiệu bị dập úng
5/ Phòng ngộ độc thực phẩm bởi có chất độc tự nhiên. Không ăn nấm, củ rau, quả hoang dại nghi có độc. không ăn khoai mì cao sản, măng tươi. Sản phẩm động vật có độc. Như các con vật cóc, cá nóc, con so, cua mảng cầu, mật cá trắm, …
6/ Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng thực phẩm đóng hộp lon phồng cứng hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo. Sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng, phai màu. Nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn. Khi mở nắp không còn gas (nước có gas).
7/ Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường. Thức ăn chín để quá 4 giờ là không an toàn. Phải luôn giữ thức ăn đã chế biến ở nhiệt độ 60*C nếu ăn sau đó 2-3h.
8/ Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn: thịt quay, thịt luộc, thịt Jambon, thịt pa-tê… Để ăn ngay từ các dụng cụ bán hàng. Dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống. Hoặc chưa được làm sạch hoặc dùng tay bốc thức ăn.
9/ Không mua hàng đóng gói không nhãn mác, thương hiệu, không địa chỉ. Không có ngày sản xuất, không hạn dùng, hết hạn dùng, nhãn hàng in lem nhem.
10/ Tránh ăn ở các quán gần nơi dơ bẩn, không có nước sạch. Hoặc không có tủ kính che đuổi, thức ăn được bán ở lề đường
4. Dịch vụ xin giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Công ty Luật Quyết Thắng xin gửi đến Quý khách hàng các thông tin cụ thể và chi tiết về việc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Áp dụng cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và bán phẩm trên cả nước.
Cơ quan có thẩm quyền: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh ( thành phố)
Thành phần của hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
– Bản copy có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm như sau:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
+ Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.
+ Bản copy có công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở.
+ Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.
Thời hạn giải quyết:
– 30 – 45 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN QUYẾT THẮNG
MÃ SỐ THUẾ : 3702606735
Địa chỉ : A1, Đường cách mạng tháng tám, Khu Phố Bình Đức, Phường Bình Nhâm, Tx. Thuận An, Bình Dương
0975.222.292 09457.34566