Vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề rất quan trọng và được mọi người quan tâm. Vì thực phẩm cũng quyết định một phần sức khỏe của con người. Hôm nay Công ty luật Quyết Thắng xin chia sẻ đến bạn nội dung của các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất trong bài viết dưới đây.
Để những cá nhân, đơn vị, tổ chức hay các doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh thực phẩm hiểu rõ hơn và thực hiện đúng quy định. Đồng thời cùng nâng cao ý thức và kiến thức bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Luật các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật số 55/2010/QH12. Luật này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một số vấn đề quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm:
Các điều kiện chung trong đảm bảo an toàn thực phẩm
Đối với các cá nhân, đơn vị và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần đảm bảo các quy định chung về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Địa điểm chế biến thực phẩm cần có khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc hại ô nhiễm và những yếu tố gây hại khác.
- Sử dụng nước đạt đúng quy chuẩn kỹ thuật. Để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đầy đủ các trang thiết bị và dụng cụ như: phương tiện rửa và khử trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, nước sát trùng,… Để xử lý và chế biến nguyên liệu, đóng gói bảo quản, vận chuyển hợp vệ sinh.
- Thu gom chất thải theo đúng quy định đối với kinh doanh nhỏ lẻ. Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm lớn cần có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ và nguyên liệu thực phẩm. Cùng các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành.
Đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần đảm bảo các quy định về bảo quản thực phẩm như sau:
- Phải có nơi bảo quản hay phương tiện bảo quản thực phẩm đủ rộng cho từ loại khác nhau. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình bảo quản thực phẩm.
- Đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió. Và các điều kiện khí hậu bảo quản khác theo yêu cầu cho từ loại thực phẩm. Tránh cho thực phẩm bị tác động xấu từ môi trường.
- Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong vận chuyển
Đối với các tổ chức, đơn vị hay cá nhân vận chuyển thực phẩm cần phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Phương tiện vận chuyển đảm bảo không làm ô nhiễm thực phẩm. Hoặc phải có bao gói thực phẩm, dễ làm sạch, đảm bảo vệ sinh tốt nhất cho thực phẩm.
- Đảm bảo được điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Thực hiện bảo quản trong quá trình vận chuyển theo đúng hướng dẫn của nơi sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Không vận chuyển thực phẩm chung với các hàng hoá độc hại. Không để chung các hàng hóa có thể gây nhiễm chéo làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tươi sống
Các cơ sở hay đơn vị sản xuất thực phẩm tươi sống cần đảm bảo các điều kiện như sau:
- Bảo đảm các điều kiện như: đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất đúng với quy định. Để có thể sản xuất được thực phẩm an toàn.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về: sử dụng giống vật nuôi, giống cây trồng. Sử dụng: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất tăng trọng, chất kích thích tăng trưởng, chất phát dục. Và các chất như: chất bảo quản thực phẩm hay các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
- Trong việc giết mổ động vật cần tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y. Và đảm bảo về kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm trồng trọt
- Thực hiện việc xử lý chất thải đúng quy định của luật bảo vệ môi trường
- Dùng các chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm. Và giữ lại các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
Đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
Các cơ sở hay đơn vị kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tươi sống như sau:
- Tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói hay chứa đựng thực phẩm. Đảm bảo điều kiện về an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
- Bảo đảm và duy trì vệ sinh khu vực kinh doanh sản phẩm tươi sống.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến
Các cơ sở chế biến thực phẩm đã qua chế biến cần đảm bảo an toàn đối với nguyên liệu phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm như sau:
- Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm phải đảm bảo không bị ô nhiễm chéo thực phẩm. Và đảm bảo không tiếp xúc thực phẩm với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại. Các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác phản ứng chéo với nhau tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khỏe và tính mạng của con người.
- Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải còn hạn sử dụng. Các nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Vi chất dinh dưỡng, các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và phụ gia thực phẩm được sử dụng đều phải tuân thủ đúng quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến được đóng gói sẵn cần phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Tuân thủ quy định về việc bao bì và ghi nhãn thực phẩm.
- Đảm bảo an toàn đối với các dụng cụ, vật liệu bao gói, vật dụng chứa đựng thực phẩm.
- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh đúng quy định pháp luật.
- Bảo quản thực phẩm an toàn theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không đóng gói sẵn cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Đảm đảm bảo quản thực phẩm không bị hỏng, mốc. Không để thực phẩm tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn hay các yếu tố gây ô nhiễm khác.
- Đối với các thực phẩm ăn ngay cần rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, Và đảm bảo vệ sinh các vật dụng chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng
- Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các dịch vụ ăn uống
Đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống cần phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thực phẩm theo đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây.
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm vệ sinh. Chế biến không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến với thực phẩm đã chế biến.
- Sử dụng nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ trong việc chế biến thực phẩm.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo khu vực cửa hàng và nhà bếp có cống rãnh thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Đảm bảo duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Phải có những biện pháp phù hợp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại thực phẩm.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, thu dọn rác thải, nhà vệ sinh hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị bếp ăn có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đối với các cơ sở chế biến kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
- Có dụng cụ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Các dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc trong các vật dụng bảo quản hợp vệ sinh. Đảm bảo chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại. Nên bày bán thực phẩm trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố
Đối với những thực phẩm được bày bán trên đường phố cần phải đảm bảo an toàn như sau:
- Phải cách biệt thực phẩm với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
- Thực phẩm phải được bày bán trên bàn, giá, kệ hoặc phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Và đảm bảo mỹ quan đường phố.
Đối với người kinh doanh và các nguyên liệu và các dụng cụ chứa đựng thực phẩm trên đường phố cần tuân thủ các quy định như sau:
- Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Và được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Các vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu vào thực phẩm.
- Có dụng cụ giúp thực phẩm tránh được nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho việc chế biến, kinh doanh.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, các kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Các thực phẩm nhập khẩu như: phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, Thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chứa đựng thực phẩm cần đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Trước khi nhập khẩu thực phẩm phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Các thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm đã qua chiếu xạ đều phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do. Hoặc có giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
- Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu. Thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với các thực phẩm nhập khẩu
- Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu đều phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Ngoại trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ.
- Thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài phải có ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm, được áp dụng chế độ kiểm tra giảm. Ngoại trừ trường hợp có cảnh báo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm.
- Chính phủ quy định cụ thể việc miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với một số thực phẩm nhập khẩu. Các trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại nước sẽ xuất khẩu thực phẩm đến Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy định về Trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Đối với các thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói. Chứa đựng thực phẩm nhập khẩu có trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định sau đây:
- Khi đã có giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm thì mới được phép đưa về kho bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan.
- Chỉ khi có xác nhận kết quả kiểm tra thực phẩm đạt chuẩn yêu cầu nhập khẩu thì mới được thông quan.
Phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu bao gồm: Kiểm tra chặt – Kiểm tra thông thường – Kiểm tra giảm.
Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với các thực phẩm xuất khẩu
Đối với thực phẩm xuất khẩu cần đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo đúng hợp đồng hoặc điều ước quốc tế. Tuân theo thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về các kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia và các vùng lãnh thổ có liên quan.
Đối với thực phẩm nhập khẩu cần có chứng nhận như sau:
- Trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cần phải cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận y tế, các chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc các giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu.
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương là những người có thẩm quyền quy định hồ sơ, thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Hồ sơ, thủ tục, trình tự cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đối với hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở điều điều kiện an toàn thực phẩm gồm có.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Và các dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước.
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Đối với trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được quy định như sau:
- Đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận rằng cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 ngày các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở này. Nếu xác nhận đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở. Nếu gặp trường hợp không đủ điều kiện và từ chối cấp chứng nhận, thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong khoảng thời gian là 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn. Thì đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận. Nếu trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Xử lý vi theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của các tổ chức hay cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Vì vậy có các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau theo cấp độ. Nếu trường hợp các tổ chức này gây ra thiệt hại thì cần phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục các hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm các điều trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức và cá nhân kinh doanh thực phẩm. Từ đó có các biện pháp phù hợp để xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp các tổ chức này gây ra thiệt hại, thì họ phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả được quy định theo pháp luật.
- Tùy theo mức độ vi phạm khác nhau mà quy định mức độ phạt tiền sẽ khác nhau. Các trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính vẫn không được quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Số tiền mà đơn vị kinh doanh thực phẩm thu được do vi phạm mà có, sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Công ty luật Quyết Thắng hy vọng qua bài viết này các bạn đã cập nhật và hiểu hơn các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu về pháp luật, Công ty luật quyết Thắng luôn sẵn sàng tư vấn chuyên sâu giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về luật pháp Việt Nam.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN QUYẾT THẮNG
MÃ SỐ THUẾ : 3702606735
Địa chỉ : A1, Đường cách mạng tháng tám, Khu Phố Bình Đức, Phường Bình Nhâm, Tx. Thuận An, Bình Dương
0975.222.292 09457.34566